facebook
Zalo

Tin Tức

tỏi bóc vỏ # tác dụng tỏi bóc vỏ đối với nam giới

Ăn tỏi có tác dụng gì?

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH HÀ THỊNH PHÁT

Địa chỉ         : 136/22A , ĐƯỜNG TCH10 , TỔ 5 , KP9 , P TCH, QUẬN 12

Điện thoại    :  0942 831 510   -  A TRUNG

Mail              :  camvan.camvan1982@gmail.com

Website       : toihtp.com

 

Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi sẽ chứa  6,36 g protein, 33g carbs, 150g calo, và các dưỡng chất như vitamin (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, mangan, magie, kali, photpho. Vậy ăn tỏi có tác dụng gì?

Tỏi giúp phòng tránh cảm cúm

Việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm, ví dụ bạn bị cảm từ 5 ngày sẽ giảm xuống 1, 5 ngày. Nhờ đó sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Trị mụn trứng cá

Tỏi là loại dược phẩm tự nhiên giúp trị mụn trứng cá mang lại hiệu quả cao. Do trong tỏi có chứa hợp chất hữu cơ allicin có tác dụng cản trở hoạt động của gốc tự do đồng thời tiêu diệt vi khuẩn. Khi ở dạng phân hủy, allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic tạo nên phản ứng với gốc tự do từ đó giúp phòng tránh mụn cũng như tình trạng dị ứng và các bệnh ngoài da khác.

ăn tỏi có tác dụng gì

Tỏi giúp giảm huyết áp

Tỏi được xem là dạng thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm huyết áp cao hiệu quả như một số loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 600 đến 1500 mg chiết xuất từ tỏi giúp mang lại hiệu quả cho giảm huyết áp cao trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất  polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc và giãn mạch máu từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Ăn tỏi có tác dụng gì trong phòng chống ung thư?

Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng làm chậm hoặc làm ngừng sự phát triển của các tế báo ung thư trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và dạ dày. Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng chỉ ra rằng tỏi giúp làm giảm tỷ lệ khối u ung thư.

Ăn tỏi giúp cải thiện chức năng xương khớp

Các chất dinh dưỡng trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm vùng với chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng rất tốt trong việc hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời nâng cao sự hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường lượng nội tiết tố estrogen. Ăn tỏi nhiều giúp phụ nữ trung tuổi giữ hệ xương khớp khỏe mạnh.

Tác dụng của tỏi đối với nam giới ?

Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều công dụng của tỏi đối với nam giới như:

Giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là quý ông mắc chứng liệt dương. Do vậy, nam giới nên ăn 4 nhánh tỏi tươi hàng ngày giúp giảm cholesterol và tăng cường khả năng lưu thông máu đi nuôi dưỡng cậu nhỏ.

Đàn ông có ít tinh trùng nên ăn từ 1 tới 2 nhánh tỏi  1 lần/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng để tăng cường lượng tinh trùng.

Chất Creatinine, Allithiamine được tạo bởi Vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.

Tỏi ngâm giấm có tác dụng gì?

Tỏi ngâm giấm có mùi vị rất đặc biệt giúp kích thích vị giác như vậy chúng ta sẽ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt khi kết hợp dùng tỏi với món chiên, nướng, gỏi cuốn hoặc bún,… giúp món ăn có mùi thơm đặc trưng và vị chua hấp dẫn.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn tỏi ngâm giấm giúp tỉ lệ ung thư da và dạ dày giảm 60% so với người không ăn. Ngoài ra tỏi ngâm giấm còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh khớp, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ lâu và hạn chế quá trình lão hóa. Một số nghiên cứu về công dụng của tỏi ngâm giấm cũng bo biết người thường xuyên ăn tỏi ngâm giấm hầu như không hoặc có nguy cơ và tỉ lệ rất thấp mắc bệnh tim mạch, lượng mỡ trong máu cũng rất thấp. Do thành phần dược lý trong tỏi ngâm giấm có tác dụng phân giải protein giúp giải phóng mạch máu bị tắc nghẽn. Ngoài ra, tỏi ngâm giấm còn có tác dụng giúp cơ thể phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc huyết áp không ổn định.

Những điều tối kỵ khi ăn tỏi

  • Người mắc bệnh liên quan tới mắt, có thị lực yếu thì không nên ăn tỏi bởi trong loại củ này có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.
  • Không nên ăn tỏi khi bị đi tả: Nguyên nhân do allicin trong tỏi sẽ gây kích thích thành ruột dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
  • Không ăn tỏi cùng một số loại thực phẩm sau: Trứng, cá trắm, thịt chó, thịt gà.
  • Không ăn tỏi khi bụng đói: Vì nếu ăn tỏi lúc đang đói thì dễ gây viêm loét dạ dày do chất allicin trong tỏi có tính kháng sinh gây phát tác và dẫn tới nóng trong dạ dày.
  • Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan: Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
  • Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi: Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi: Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
  • Không ăn quá nhiều tỏi: Công dụng của tỏi là không thể phủ nhận, tuy nhiên tỏi thuộc nhóm gia vị cay, việc ăn thường xuyên hoặc ăn quá nhiều sẽ gây mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, giảm cân. Một số trường hợp còn ảnh gây tổn thương thận, khí huyết và làm tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.